Một trong những công việc mà team mình làm nhiều nhất là content và landing page, với lĩnh vực mà content không dùng với bất cứ tool nào thì không nói đến nữa rồi nhưng với landing page thì số lượng công cụ đã từng thử và dùng cũng nhiều lắm.
Nhưng đến thời điểm này, hơn 90% công cụ sử dụng cho landing page của team chỉ còn lại là Ladipage, không quá thần thánh trong suy nghĩ của mình nhưng nó đa năng, đủ dùng, nhẹ, dễ sử dụng và HIỆU QUẢ là những gì mình thấy.
Giờ thì cùng tìm hiểu xem ladipage làm được gì để tạo nên những landing page hiệu quả
Ladipage là gì?
Ladipage là nền tảng để xây dựng những landing page giới thiệu sản phẩm, dịch vụ chuyên nghiệp với thao tác kéo thả dễ dàng và kết nối với các nền tảng Ecommerce, CRM, Data khác để đồng bộ dữ liệu từ landing page.
Ladipage là nền tảng tập trung vào những tính năng giúp TĂNG CHUYỂN ĐỔI, có thể nói đội ngũ ladipage làm rất tốt điều này với việc luôn ưu tiên phát triển nhanh những tính năng có thể giúp tối ưu trải nghiệm khách hàng dễ dàng mang lại chuyển đổi cho landing page.
Tại sao phải là LadiPage
Huy cũng tốn khá nhiều thời gian để sử dụng rất nhiều công cụ về landing page từ loại dễ cho tới loại phức tạp nên cũng có nhiều góc nhìn để so sánh. Việc chuyển hướng qua ladipage không phải vì các công cụ khác yếu hay không đủ đáp ứng mà có cái thì quá thừa so với khả năng và ladipage dù cũng quá nhiều tính năng nhưng dùng thì vẫn đủ để dùng.
Xài phần mềm một thời gian bạn sẽ thấy sự phù hợp rất là quan trọng, phù hợp về tính năng, nhu cầu, khả năng mở rộng trong tương lai và cả phù hợp về túi tiền.
Viện đào tạo Bách Khoa (BKE) đã có hơn 1.500+ landing page đang hoạt động tại ladipage tất nhiên đội ngũ đã trải qua việc sử dụng rất nhiều nền tảng landing page trước đó.
(BKE chỉ là một ví dụ thực tế để chúng ta phân tích cụ thể dễ hơn)
Dưới đây là những lý do mà team BKE đã ưu tiên chọn nền tảng này để sử dụng:
Dễ sử dụng với người mới
Với tính chất hoạt động theo mỗi nhóm nhỏ tự vận hành, mỗi nhóm quản lý một hoặc nhiều sản phẩm nên nhu cầu sử dụng landing page là rất lớn trong mỗi nhóm.
Dù có 1 “ông trùm” đầu mối nhận thiết kế landing page nhưng luôn ở trong trạng thái “vắt chân lên cổ mà chạy”, team nào cũng cần, team nào cũng gấp thì mọi người đều biết chỉnh sửa cơ bản là tốt nhất còn ai cao tay hơn một chút thì tự làm từ A-Z là điều bình thường.
Vì vậy, nếu sử dụng các công cụ làm landing page trước đây theo kiểu Responsive (Ví dụ như trước đây dùng Elementor) thì phải đào tạo bài bản là điều không thể đáp ứng kịp NHƯNG với ladipage thì khác, thao tác cũng gần như soạn slide trên Powerpoint mà mọi người hay dùng nên người mới cũng dễ tiếp cận cả làm mới lẫn chỉnh sửa thông tin.
Kết nối được nhiều nền tảng
Vì hệ thống có website đang dùng WordPress, Haravan làm Core và cả tự code nữa nên việc xuất bản landing page qua các nền tảng là nhu cầu rất cần.
Ladipage có thể xuất bản thoải mái qua các nền tảng phổ biến như: WordPress, Haravan, Shopiffy, Sapo…. vô cùng đơn giản mà không bị giới hạn gì hay tốn thêm.
Mình ví dụ nếu bạn có 5 website WordPress nếu sử dụng Plugin chỉ làm landing page thì phải mua license theo domain mới có thể thử dụng hết các tính năng còn với Ladipage thì chỉ cần kết nối vào phần tên miền là có thể xuất bản thoải mái.
Đối với web tự code:
Riêng với nền tảng tự code thì nếu làm landing page thì cũng tốn thêm chi phí code nữa nên mình cũng có đề xuất dev làm tính năng tạo page trắng không có gì => để upload file HTML được tải về từ Ladipage lên có thể sử dụng được, các bạn có thể thử.
Với phương án này, việc cập nhật nội dung landing page chắc chắn nhanh hơn rất nhiều so với phải phản hồi đến Dev rồi tiến hàng code Front end.
Không chỉ về giao diện, phần mình thích nhất là kết nối dữ liệu với các nền tảng.
Kết nối dữ liệu nhiều nền tảng
Khi khách hàng điền dữ liệu từ landing page bằng Form bạn có thể đồng bộ dữ liệu:
+ Qua Google Sheet để làm database
+ Đồng bộ qua các nền tảng CRM/Automation như Mailchimp, Getresponse, Ladiflow, Convertkit, Infusionsoft, Mautic…
+ Tạo đơn hàng qua các kênh Ecommerce: Haravan, Ladisales Woocommerce, Sapo, Shopify, KiotViet….
+ Tạo thông báo đến các nền tảng: Slack, Telegram,
+ Kết nối SMS, Email…
Và xịn hơn mình thường dùng
Là đồng bộ được sản phẩm từ các nền tảng Ecommerce qua Ladipage để bạn có thể show sản phẩm lên trực tiếp landing page để khách hàng lướt xem và chọn sản phẩm nhanh.
Mỗi FORM, bạn có thể setup một cấu hình Form riêng rất linh động và dễ dàng, chọn đưa dữ liệu về đâu theo mong muốn của mình chứ không phải theo cứng một cấu hình (Tối đa 3 tài khoản liên kết).
Và tất nhiên khi bạn kết nối sẵn thì các thành viên được phân quyền vẫn có thể dùng chung tài nguyên này, tự chủ trong công việc hoàn toàn.
Tốc độ tải trang
Dù xếp cuối cùng nhưng đây chính là điểm mạnh lớn nhất mà mình quyết định chuyển phần lớn landing page qua Ladipage.
Trước đây, dùng trực tiếp landing page được thiết kế từ WordPress thì có những phiên livestream có vài trăm lượt traffic real time cùng xem & tương tác mua trực tiếp khiến sập hoàn toàn website thường xuyên xem như là bỏ phí rất nhiều traffic nóng.
Điều này mình cũng từng gặp phải ở Website bán hàng và quyết định chọn Haravan vì tỉ lệ load trang
Khi dùng ladipage thì tài nguyên css, javascript được load từ ladipage có hỗ trợ Cache nên phần lớn traffic được Ladipage “gánh” và tốc độ load, độ mượt khi trải nghiệm landing page phải nói là rất đã.
Giữa sự cạnh tranh hiện nay, mỗi traffic đều rất quý giá nên đối với mình website luôn ổn định 24/24 và load mượt chính là tiêu chí hàng đầu cần ưu tiên để tâm tới.
Đây chỉ là những điểm mạnh khiến mình lựa chọn nền tảng này bên cạnh những tính năng cần có của của một landing page như các Element, công cụ Builder để thiết kế landing page… Như các bài viết đánh giá trước đây, mình tập trung vào phân tích lý do mình chọn sau một thời gian trải nghiệm để các bạn thấy rằng giải pháp này phù hợp với mình trong bối cảnh sử dụng như thế nào.
Trong việc lựa chọn giải pháp công nghệ thì sự phù hợp mới là quan trọng vì nếu đưa một công cụ mạnh cho nhu cầu cơ bản thì quá thừa mà công cụ yếu cho nhu cầu sử dụng lớn thì “mệt” lắm.
Bạn có thể thử sử dụng ladipage miễn phí với 3 landing page và dưới 1.000 lượt truy cập đủ dùng để trải nghiệm hoặc nhu cầu trong mức đó. Nếu có nâng cấp gói 1 năm sau khi đăng ký từ Huy, bạn được tặng 3 tháng miễn phí công thêm thời gian sử dụng.
Tính năng cơ bản
Hiện tại Ladipage có 3 chế độ thiết kế giao diện: Responsive, Mobile Only và Adaptive.
+ Responsive: Giao diện desktop và Mobile phụ thuộc lẫn nhau.
+ Mobile Only: giao diện desktop và mobile cùng sử dụng giao diện mobile. Vì hành vi + traffic của nhiều bên phần lớn chỉ sử dụng mobile nên kiểu thiết kế này tập trung tối ưu để tăng tốc độ và tỷ lệ chuyển đổi tốt hơn.
+ Adaptive: Giao diện và nội dung 2 bản Desktop và Mobile hoàn toàn độc lập và nếu đã chọn Adaptive rồi thì bạn sẽ không chuyển được sang kiểu thiết kế Responsive và Mobile only.
Để sử dụng kiểu thiết kế nào, ngay lúc tạo landing page bạn có thể chọn kiểu thiết phù hợp
Các kiểu phần tử trong ladipage
Dưới đây là các phần tử để tạo nên giao diện của landing page:
Hầu như với những phần tử này, đủ để bạn thiết kế một landing page hoàn thiện mà bất kỳ các công cụ nào có thể làm được, từ cơ bản cho đến nâng cao ví dụ như Collection list.
Collection list: Tính năng cho phép bạn hiển thị danh sách như danh sách sản phẩm, feedback khách hàng,…. dựa trên dữ liệu bạn tự nhập hoặc lấy từ các nền tảng bạn đang dùng như là Woocommerce, Haravan, Sapo rồi cho hiển thị ra theo ý muốn thiết kế của bạn. Xem video demo bên dưới:
Tất cả hướng dẫn đều có sẵn trong tài liệu của ladipage bạn đọc kỹ và sử dụng thôi
Tính năng Popup
Nếu bạn cần làm các popup: Thu lead magnet (quà tặng, đăng ký theo dõi…), popup cảm ơn, popup khuyến mãi thì ladipage có sẵn, làm rất dễ.
Thậm chí, ladipage đã update lên popup X thì tính năng này bạn có thể dùng để tạo Popup xin xò và nhúng vào các nền tảng website khác bạn đang có bằng Code nhúng HTML dễ dàng.
Với thế mạnh là builder dễ dùng, nhẹ nhàng cộng với khả năng kết nối dữ liệu đơn giản Huy tin chắc khó plugin nào của WordPress hay Haravan làm ngon hơn, chưa kể bạn có thể đo lường được lượt truy cập và chỉ số chuyển đổi của các Popup này.
Dùng tips này thôi mình thấy ứng dụng và tiết kiệm kha khá chi phí rồi, chưa kể phải cài rườm rà mỗi website 1 plugin nữa chỉ cần quản lý 1 nơi là Ladipage.
Bạn có thể download và tặng Popup đẹp cho tài khoản ladipage khác hoặc đơn giản có thể backup file Popup này dễ dàng bằng cách download về file .popupX, cũng như cách backup ladipage.
Cài đặt mã chuyển đổi
Có 2 cách để cài đặt mã chuyển đổi cho landing page tại Ladipage đó là cài đặt bằng Global Tracking và Custom Tracking, với những mã chuyển đổi chi tiết thì sẽ được cài đặt rất chi tiết tại form
Cách 1: Cài đặt bằng Global tracking
Khi cài đặt Global tracking xong thì khi thiết kế một landing page bạn chỉ cần chọn nhóm tracking đó thì tracking sẽ được nhận.
Truy cập bên Menu trái: Tích hợp => Tracking Global => Tạo mã Tracking Global
Đặt tên cấu hình và điền mã tracking vào ô thông tin như gợi ý, với những tracking có hỗ trợ sẵn thì bạn có thể cài đặt tại ô mã tuỳ chỉnh nâng cao
Sau đó, tại giao diện thiết kế landing page bạn sẽ chọn mẫu Global tracking mà bạn cài đặt, đọc thêm vài dòng nữa sẽ có ảnh hướng dẫn.
Cách 2: Cài đặt tại landing page
Tại giao diện thiết kế landing page => Chọn phần thiết lập => Mã chuyển đổi
Tại đây bạn có chọn thể chọn mẫu Global tracking hoặc điền mã theo dõi tùy chỉnh.
Nếu bạn vừa chọn Mã Global Tracking mà vừa điền mã tùy chỉnh thì website sẽ nhận 2 mã theo dõi, nếu ý đồ của bạn là dùng 2 mã pixel chẳng hạn thì chấp nhận còn không thì trải nghiệm tốc độ website có phần bị ảnh hưởng nếu có quá nhiều mã theo dõi (tracking).
Cài đặt sự kiện chuyển đổi
Nếu bạn muốn khi khách hàng bấm Submit, hoàn thành việc điền dữ liệu thì được ghi nhận sự kiện này trong hệ thống theo dõi của Facebook Pixel, Google Ads để các chỉ số của quảng cáo được chính xác giúp bạn theo dõi được chi phí quảng cáo dựa trên kết quả điền Form thì cần phải cài đặt thêm sự kiện chuyển đổi.
Ngoài ra, khi các chỉ số này ngày càng nhiều thì tài khoản quảng cáo của bạn được AI “dạy” chính xác hoặc về khách hàng tiềm năng mà bạn đang muốn có được trên nền tảng, nó giống như việc bạn nói cho nền tảng quảng cáo biết :Đây là khách hàng mà tui muốn có được nè, bạn phân bổ quảng cáo cho đúng vào.
Quả thực là mình được các bạn support facebook nói là chi phí quảng cáo mình có phần rẻ hơn so với các tài khoản khác trong lĩnh vực, số liệu các sự kiện trên Pixel của mình cũng rất phong phú và nhiều nên cũng là 1 trong các yếu tố làm cho chi phí quảng cáo tốt hơn.
Để cài đặt các sự kiện này, bạn sẽ thực hiện luôn trong trang chỉnh sửa landing page, chổ form lấy dữ liệu khách hàng.
Chỉnh sửa Form => Lưu data
Chọn sự kiện bạn muốn Tracking: Lead, Purchase, Submit Form
Điền giá trị chuyển đổi (nếu có)
Đối với Google Ads: Lấy ID chuyển đổi, nhãn chuyển đổi để điền vào
Đối với các nền tảng không hỗ trợ sẵn, bạn có thể điền mã tùy chỉnh.
Thực ra mình vẫn dùng mã tùy chính đối với Facebook mà không chọn ở trên vì thấy nó lấy chính xác hơn.
Sau đó bấm cập nhật và nhớ phải xuất bản landing page thì cài đặt của bạn mới được lưu.
Kết nối dữ liệu
Nếu nền tảng chỉ là thiết kế 1 landing page thì chưa đủ, nó phải đồng bộ được dữ liệu, mở rộng kết nối sáng nền tảng khác thì mới đủ thuyết phục bạn. Đây là những nền tảng có thể kết nối để kết hợp với Ladipage hoàn thiện 1 landing page đủ các tính năng muốn xịn cỡ nào cũng được.
Ví dụ:
- Sau khi điền form => Bạn muốn đồng bộ dữ liệu khách hàng về để lưu lại tại Google Sheet
- Sau khi điền form => Bạn muốn tạo đơn hàng tại Spotify, Haravan, Sapo, Nhanh.vn, Woocommerce, hay hóa đơn tại Kiotviet
- Sau khi điền Form => Bạn muốn kích hoạt 1 kịch bản automation marketing tại các nền tảng Mailchimp, Infusionsoft, Getresponse, Hubspot….
- Sau khi điền Form => Bạn muốn nhận 1 thông báo qua email hay bạn muốn gửi email cho khách hàng bài bản, chỉn chu,…
Tất cả đều được, rất đơn giản chỉ cần làm step-by-step thôi. Không làm được thì coi hướng dẫn cơ bản của Ladipage.
Một trong những quyết định của mình khi chuyển từ Elementor qua Ladipage cũng từ tính năng này vì việc này mình dùng khá nhiều và thường xuyên.
Có 1 điểm hay trong tính năng này là những dữ liệu đồng bộ lỗi đều được Ladipage lưu lại trong phần data lỗi để bạn có thể gửi lại thay vì bỏ qua, rất hay và đáng dùng chứ mất dữ liệu coi như xong tốn cả chi phí quảng cáo, traffic mà còn mất cảm tình từ khách hàng, mất mà mình không biết mất nó mới tức..
Tính năng Sales Funnel (phễu bán hàng)
Nếu ai từng đọc qua Bí Mật Dotcom thì đảm bảo ai cũng thích dùng phễu bán hàng (sales funnel), nó giống như bạn đang sở hữu một nhân viên bán hàng giỏi 24/7 nếu bạn tối ưu tốt phễu bán hàng đó.
Xem ví dụ bên dưới về phễu bán hàng:
Nếu dùng các công cụ chuyên nghiệp như ClickFunnel thì đắt mà đang có hệ thống automation khác rồi thì sao? Đó chính xác là điều mình trăn trở và đi tìm rất nhiều công cụ khác khi dùng WordPress.
Sau khi dùng ladipage cũng vậy, lúc đó cũng không có rất may là sau đó Ladipage đã update
Cách làm 1 trang cám ơn cơ bản
Ngữ cảnh: Khách hàng điền Form, bấm Submit => Hiển thị 1 trang cám ơn, thông báo
Giống như trang bên dưới đây, nó giúp mình thông báo thông tin cần thiết ngay tới khách hàng và khách hàng cũng ngầm hiểu đơn hàng đã được đặt thành công tránh đặt lại. Ngoài ra trang cám ơn còn hiển thị thông tin khách hàng tạo ra sự cá nhân hóa hơn là 1 trang cám ơn dùng chung.
Bạn tạo ra sự cá nhân hóa càng nhiều, khách hàng cảm thấy họ được trân trọng và kết nối hơn.
Các bước thực hiện:
- Tại landing page chính, có tính năng đặt hàng
Bấm vào phần cài đặt Form => Phần thiết lập Form, bật tính năng Auto Funnel lên
Tiếp theo, bấm vào phần Lưu Data => Điền đường dẫn landing page trang cám ơn và bật Kích hoạt sử dụng Funnel lên
Nhớ lưu và xuất bản landing page
- Trang cám ơn
Chắc chắn bạn phải tạo 1 landing page cám ơn riêng
Sau đó, chỗ nào cần hiển thị lại các trường thông tin từ Form dưới dạng biến là {{tên biến}} là được, khi điền thông tin từ landing page chính thì Ladipage sẽ truyền biến vào parameter (url) rồi tự chuyển qua trang cám ơn và các biến truyền từ Form sẽ hiển thị đầy đủ ở trang cám ơn.
Lưu ý: Đối với các bạn dùng WordPress để xuất bản ladipage qua, khi sử dụng tính năng này sẽ bị lỗi 404 là do biến name mặc định trong trường “Họ và tên” của Ladipage xung đột với biến của WordPress. Cách khắc phục là bạn xóa trường họ và tên mặc định => Thêm trường dữ liệu mới và đặt chổ “Tên lấy dữ liệu” khác name là được.
Cách làm 1 Sale Funnel đơn giản
Bạn có thể làm 1 phễu OTO cơ bản với quy trình ĐĂNG KÝ MIỄN PHÍ => UPSALE 1 GÓI NHỎ => CÁM ƠN (Cả miễn phí & trả phí)
- Đăng ký miễn phí
Làm 1 trang đăng ký miễn phí, cài đặt bật Auto Funnel như cách làm trang cảm ơn
Sau khi đăng ký thành công => Chuyển qua trang upsell(OTO)
Các bước cơ bản này thì không khác gì 1 trang cám ơn, thay vì bạn xác định nó là trang upsell thì hãy xem nó là 1 trang cám ơn có upsell thì khách hàng sẽ cảm thấy hợp lý hơn.
- Trang upsell
Trang này có chút khác biệt là chỗ nút Nâng cấp vé, bạn dẫn về chỗ đăng ký hoặc thanh toán gói này => Điền các biến vào trong nút này luôn để khách hàng chuyển mà không cần nhập thông tin nữa.
Bạn có thể dùng tiếp ladipage để tạo ra 1 trang thanh toán chuyển khoản hoặc bạn có thể dùng ladisales để khách hàng có thể thanh toán luôn. Nhớ là khách hàng chỉ click không điền thông tin gì.
- Trang cám ơn
Nếu khách hàng điền hoặc thanh toán các gói nâng cấp xong hiển thị ra trang cám ơn dành cho gói nâng cấp
Nếu chọn bỏ qua thì hiển thị ra trang cám ơn, thông tin hoàn thành đăng ký… tùy nhu cầu của phễu bán hàng.
Khi ứng dụng phễu này giúp mình hoàn vốn quảng cáo rất tốt với những chương trình Free đồng nghĩa với việc những traffic quảng cáo được tối ưu rất tốt. Bạn có thể xem lại phễu Tripwire Funnels mô tả nguyên lý của nó.
Đó là những cách làm phễu bán hàng cơ bản với Ladipage, với những bạn có hệ thống không dùng ladisales có thể đơn giản là truyền biến từ Ladipage qua để tạo đơn hàng tại Haravan hay Woocommerce luôn rất tiện vì các nền tảng thanh toán nhanh như Visa ở Việt Nam không thể ứng dụng phổ biến và cũng tùy theo sản phẩm, đối tượng khách hàng.
Nhưng nhìn chung nắm được tư duy phễu rồi thì Ladipage hỗ trợ cho bạn làm được các phễu bán hàng rất đơn giản và mượt mà không kém gì các nền tảng chuyên dụng, cá nhân mình thấy nó còn dễ dùng và linh hoạt hơn.
Nhận xét cá nhân
Giống như những bài viết đánh giá về phần mềm của mình trước đó, mình muốn đưa ra những trải nghiệm và hành trình sử dụng phần mềm của mình giúp bạn có thể xem thử giải pháp này phù hợp với mình không.
Không có phần mềm nào là tốt nhất mà chỉ có phần mềm phù hợp với cá nhân, tổ chức đó trong mỗi giai đoạn, chứ đưa “dao mổ trâu đi giết gà” thì cũng không phù hợp.
Nhưng với Ladipage, mình thấy đáng để thử cho bất cứ mô hình doanh nghiệp hay tổ chức nào… Thậm chí cả trang web của bke.edu.vn còn dùng tất cả bằng ladipage luôn bởi vì tạm thời nó là giải pháp phù hợp, phù hợp với chuyên môn, tài chính và cả nguồn lực của đội ngũ
Nếu có nâng cấp gói 1 năm sau khi đăng ký từ Huy, bạn được tặng 3 tháng miễn phí cộng thêm thời gian sử dụng.